Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Tại sao trẻ bụ bẫm nhưng vẫn bị còi xương?

Chăm sóc con được khỏe mạnh, bụ bẫm có da có thịt là điều mà bậc phụ huynh nào cũng mong muốn. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết việc con trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị còi xương. Vậy nguyên nhân điều này đến từ đâu và làm sao để chăm sóc cho con được phát triển thể trạng một cách toàn diện nhất?

Tại sao trẻ bụ bẫm nhưng vẫn bị còi xương?

Tại sao trẻ bụ bẫm nhưng vẫn bị còi xương?

Còi xương nhưng vẫn mập là gì?

Thông thường chúng ta vẫn tư duy cách đơn giản rằng chỉ cần con béo mập là đã đủ chất và hoàn toàn có thể yên tâm. Điều này là đúng và tình trạng còi xương chỉ đến ở những trẻ thiếu cân, thiếu dinh dưỡng biểu hiện rõ nhất là thấp bé. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy trẻ bụ bẫm hoàn toàn vẫn có thể còn xương.

Biểu hiện của trẻ bụ bẫm nhưng vẫn còi xương

Những trẻ bụ bẫm mắc bệnh còi xương để phát hiện cũng không khác nhiều so với những trẻ còi xương thể thấp bé. Cụ thể trẻ thường xuyên quấy khóc, ăn kém kèm theo nôn trớ, ra mồ hôi trộm, rụng tóc... Bề ngoài trẻ có vẻ rất khỏe mạnh nhưng hệ cơ thường nhão, yếu làm trẻ chậm biết đi, cầm nắm...
Liệu tình trạng còi xương thể bụ có nguy hiểm hay không? Câu trả lời là "Có". Trẻ còi xương nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ mắc phải các căn bệnh như bướu trán, lồng ngực bị biến dạng,  xương cổ chân cổ tay bị bè và sau này khiến bé có thể đi lại chân vòng kiềng.

Nguyên nhân trẻ mắc còi xương thể mập

-Chắc chắn điều cần nhắc tới đầu tiên là trẻ không được cung cấp đủ lượng canxi, vitamin và khoáng chất. Đôi khi dù ăn rất nhiều nhưng trong thức ăn lại tiếu đi lượng canxi cần thiết và một số chất khiến đào thải canxi khi đi vào cơ thể bé.
-Nguyên nhân tiếp theo có thể đến từ di truyền hoặc trẻ sinh non, sinh đôi. Những trẻ này vốn dĩ sinh ra đã có lượng canxi không đủ và kém.
-Nguyên nhân cuối cùng là tới từ cha mẹ. Do khi còn nhỏ cha mẹ kiêng khem quá nhiều cho con và để con ăn nhiều thực phẩm không cần thiết và thiếu canxi. Trong giai đoạn trẻ mới được sinh ra hãy để trẻ được ăn nhiều sữa mẹ và tắm ánh nắng thường xuyên và không nên cho trẻ ăn bột quá sớm.

Cách khắc phục tình trạng bụ bẫm nhưng vẫn bị còi xương

Khi cơ thể trẻ đã mập mạp thì lượng dinh dưỡng cho trẻ hấp thụ không nên tăng cường quá và nên tập trung bổ sung nhiều canxi tự nhiên có trong thực phẩm cho trẻ.
Một số loại thực phẩm cần tăng cường cho trẻ giai đoạn này bao gồm:
  • Các loại thịt nạc, cá tôm nhiều canxi nhưng ít năng lượng
  • Các loại trái cây giàu canxi như táo, bưởi, thanh long và hạn chế ăn các loại quả nhiều đường như mít, vải, nhãn...
  • Tăng cường bú mẹ và uống thêm các loại sữa đã tách đường, tách chất béo và hạn chế cho trẻ sử dụng bột sớm, các loại thực phẩm kích thích tăng cân như bánh kẹo, socola...
Hy vọng bài viết đã hữu ích với các bậc cha mẹ để làm sao chăm sóc con trẻ mình tốt nhất. Để không còn tình trạng trẻ bụ bẫm nhưng vẫn bị còi xương ở trẻ các bậc phụ huynh hãy tìm hiểu và sưu tập thêm thật nhiều các cách chăm sóc trẻ để phát triển cơ thể trẻ toàn diện nhất nhé!
Các bài viết được quan tâm nhiều nhất:

Tại sao trẻ bụ bẫm nhưng vẫn bị còi xương? Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét